So sánh bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn

Một bộ phận không thể thiếu trong mọi công trình, một nơi chứa chất thải để đảm bảo cho môi trường sống sạch sẽ đó là bể tự hoại. Có những quy chuẩn riêng khi xây dựng có để tránh những rủi ro không cần thiết khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn sẽ có những điểm khác biệt. Bài viết dưới đây sẽ so sánh về những ưu nhược điểm của 2 thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ môi trường này.

Đặc điểm nổi bật của bể tự hoại 2 ngăn

Tùy theo yêu cầu của người dùng về chất lượng nước sau khi qua bể tự hoại mà bạn chọn sản phẩm. Bể tự hoại xử lý chất thải 2 ngăn được đánh giá cao bởi sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời.

Mô tả bể phốt 2 ngăn

  • Bồn tự hoại là sản phẩm hướng đến lối sống xanh, an toàn và thân thiện môi trường. Nó sẽ góp phần cải thiện và đầy lùi tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau quá trình lên men và lắng cặn, nước thải đã trong hơn, không còn nặng mùi như lúc đầu. Nhiều người còn “tái chế” thành nước tưới hoa màu.
  • Kích thước bể phốt 2 ngăn sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào mức độ sử dụng và số người sử dụng trong gia đình. 
  • Cấu tạo bể phốt 2 ngăn truyền thống gồm: Ngăn chứa (chiếm ⅔ diện tích bể) và ngăn lắng (chiếm ⅓ diện tích bể). 
  • Khi thi công bể phốt 2 ngăn phải tạo khung tường chắc chắn từ nguyên liệu như gạch men, gạch đá răm hoặc đổ bê tông…
  • Ống thải nên thiết kế đặt gần tấm đan. Việc này sẽ đem tới hiệu quả che đi phần nắp bể và giúp ống có độ dốc, cho phép tích tụ nhiều chất thải hơn. Lưu ý khi thi công các điểm nối giữa ống phải thẳng và không uốn khúc. Nó thực hiện nhằm đảm bảo chất thải trôi xuống nhanh, hạn chế nguy cơ gây tắc bồn cầu.

Nguyên lý hoạt động của bể 

  • Chất thải được xả xuống hầm chứa -> Dưới tác động từ vi khuẩn kỵ khí -> Chất thải được phân hủy -> Quá trình lên men -> Tự chuyển hóa thành bùn cặn -> Lắng xuống đáy bể.
  • Nước chứa hợp chất lơ lửng -> Theo đường ống -> Chảy sang ngăn bể lắng -> Các chất cặn bã còn lại sẽ tiếp tục lắng xuống.
  • Phần nước còn lại -> chảy ra ngoài theo đường của hệ thống thải.

Ưu – Nhược điểm của bể tự hoại xử lý chất thải 2 ngăn

  • Ưu điểm của bể 2 ngăn:
    • Giúp tiết kiệm tối đa chi phí
    • bể tự hoại 2 ngăn chiếm diện tích nhỏ phù hợp với diện tích xây dựng nhà.
    • Có sức chứa lớn và xử lý chất thải một cách nhanh chóng.
    • Không tắc nghẽn và đảm bảo nước thải không bị trào ngược trở lại bồn cầu.
  • Nhược điểm của bể tự hoại 2 ngăn: Dễ bị rò rỉ chất thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. 

Đặc điểm nổi bật của bể tự hoại  3 ngăn

Hiện tại trên thị trường đã có nhiều công ty đã sản xuất ra các loại bể 3 ngăn bằng bê tông hoặc bằng Composite tiện lợi. Chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau nhất định,

Mô tả bể phốt 3 ngăn

Bể 3 ngăn bằng bê tông Bể 3 ngăn bằng Composite
Thiết kế gồm 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc:

  • Ngăn chứa là nơi nhận trực tiếp các chất thải như: phân, nước tiểu, nước và giấy vệ sinh.
  • Ngăn lọc có chức năng lọc các chất thải lơ lửng đã được xử lý ở ngăn chứa.
  • Ngăn lắng là nơi chứa các chất không thể phân hủy được, ví dụ: tóc, kim loại, nhựa,… 
  • Cấu tạo gồm 2 ngăn lắng và lọc
  • Bể hình oval, thiết kế hiện đại với chất liệu PE 6mm – 8mm.
  • Thiết bị có khả năng chịu được sự mài mòn, chống lại sự oxi hóa bên ngoài nên không sợ bị mục, giãn nở hoặc vỡ trong quá trình sử dụng.
  • Công nghệ xử lý này  đảm bảo nước sau khi ra khỏi bồn sẽ ít vi trùng hơn
  • Sử dụng công nghệ kỵ khí hiện đại để xử lý nước thải sẽ đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 1:2011/BYT.

Nguyên lý hoạt động của bể 

Bể 3 ngăn bằng bê tông Bể 3 ngăn bằng Composite
  • Chất thải được xả nước và chảy trực tiếp theo đường ống dẫn -> Ngăn chứa -> Phân hủy bởi các vi khuẩn và các loại nấm men -> Sau một khoảng thời gian -> Phân hủy -> Trở thành dạng cặn, bùn -> Lắng xuống dưới đáy của bể chứa
  • Các chất thải không tan -> Bể lắng -> Chuyển thành các khí NH3, H2S, CO2, CH4
  • Chất thải lơ lửng trong nước tại bể lọc -> Lắng xuống ->  Bể đầy nước sẽ chảy ra bên ngoài
  • Chất thải sinh hoạt -> ngăn chứa phân và dịch thải -> xử lý bằng công nghệ sinh học yếm khí -> cặn trong nước thải được lên men và lắng xuống đáy bể
  • Nước được tách ra -> chảy sang ngăn chứa dịch thải và hạt nhựa mềm
  • Lượng cặn trong bể tự hoại sẽ hút được định kì và đưa đến nơi tập trung

Ưu – nhược điểm của bể xử lý chất thải 3 ngăn

Bể 3 ngăn bằng bê tông Bể 3 ngăn bằng Composite
  • Thiết kế này góp phần làm tăng bề mặt tiếp xúc của vi sinh vật với các chất thải, tăng phân hủy và hình thành cặn bã, giảm khối lượng chất thải. 
  • Bể kị khí sẽ ức chế vi khuẩn gây mùi hôi và tăng sự kết lắng của bùn hoạt tính nên tăng năng suất phân hủy.
  • Giá thành rẻ.
  • Chất liệu bê tông truyền thống dễ bị “mục” do tác động môi trường dưới lòng đất.
  • Dễ bị rò rỉ làm ô nhiễm nước ngầm.
  • Chất liệu nhựa PE của bồn có giá trị bền vững, chịu được các áp lực cao.
  • Có khả năng chống thấm tốt, ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ rò rỉ nước thải
  • Thuận lợi cho khâu bảo trì, sửa chữa di chuyển nhờ thiết kế đường hút chất thải riêng biệt. 

Bài viết đã chia sẻ về đặc điểm của sản phẩm bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn. Hy vọng qua đó, khách hàng có thể lựa cọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Tân Á đại thành là đơn vị cung cấp bồn tự hoại chất lượng, giá thành phải chăng. Khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn và chọn mua sản phẩm tại Website bán hàng chính thức của Tập Đoàn Tân Á Đại Thành

Trả lời